Năm 2025, Việt Nam sát nhập 63 tỉnh thành còn 34 tỉnh thành. Dưới đây là danh sách các tỉnh thành Việt Nam mới nhất tính từ Bắc vào Nam.

Danh sách các tỉnh thành Việt Nam mới nhất

Trước khi sáp nhập tỉnh thành thì Việt Nam có 63 đơn vị cấp tỉnh, gồm 06 thành phố trực thuộc Trung ương và 58 tỉnh. Sau khi sát nhập thì Việt Nam có 34 đơn vị cấp tỉnh, gồm 06 thành phố trực thuộc Trung ương và 28 tỉnh. (Nguồn thuvienphapluat.vn)

Theo Quyết định 759/QĐ-TTg ngày 14/4/2025 của Thủ tướng chính phủ, căn cứ theo Nghị quyết 60-NQ/TW ngày 12/4/2025 của Hội nghị lần thứ 11 Ban chấp hành Trung ương Đảng khoá XIII, Việt Nam sẽ có 34 tỉnh, thành sau sáp nhập.

Danh sách các tỉnh thành Việt Nam tính từ Bắc vào Nam

  1. Tuyên Quang
  2. Cao Bằng
  3. Lào Cai
  4. Thái Nguyên
  5. Lai Châu
  6. Điện Biên
  7. Sơn La
  8. Lạng Sơn
  9. Quảng Ninh
  10. Phú Thọ
  11. Bắc Ninh
  12. TP Hà Nội
  13. Hưng Yên
  14. TP Hải Phòng
  15. Ninh Bình
  16. Thanh Hóa
  17. Nghệ An
  18. Hà Tĩnh
  19. Quảng Trị
  20. Huế
  21. TP Đà Nẵng
  22. Quảng Ngãi
  23. Gia Lai
  24. Đắc Lắk
  25. Khánh Hòa
  26. Lâm Đồng
  27. Đồng Nai
  28. TP Hồ Chí Minh
  29. Tây Ninh
  30. Vĩnh Long
  31. Đồng Tháp
  32. An Giang
  33. TP Cần Thơ
  34. Cà Mau.
danh sách các tỉnh thành Việt Nam sau sáp nhập
Việt Nam sẽ có 34 tỉnh, thành sau sáp nhập

Trong 34 tỉnh thành Việt Nam trên thì theo Nghị quyết số 60, có 11 tỉnh thành không sáp nhập và vẫn giữ nguyên tên gọi bao gồm: TP Hà Nội, TP Huế, Lai Châu, Điện Biên, Sơn La, Lạng Sơn, Cao Bằng, Quảng Ninh,  Thanh Hóa, Nghệ An và Hà Tĩnh.

Sự thay đổi sau khi sáp nhập

  • Sau sáp nhập tỉnh thành nào có dân số cao nhất cả nước?

Đáp: Thành phố Hồ Chí Minh với dân số 13.608.800 người. Sau khi đã cộng thêm dân số của Bà Rịa – Vũng Tàu và Bình Dương. Trung tâm hành chính – chính trị đặt tại Quận 1, Thành phố Hồ Chí Minh hiện nay.

  • Sau sáp nhật tỉnh thành nào có diện tích lớn nhất cả nước?

Đáp: Lâm Đồng với diện tích là 24.233,1 km2. Sau khi đã cộng thêm diện tích của 2 tỉnh Đắk Nông và Bình Thuận

  • Tổ chức chính quyền địa phương gồm mấy cấp nào?

Đáp: Căn cứ theo Mục V Quyết định 759/QĐ-TTg quy định tổ chức chính quyền địa phương có 2 cấp gồm: Cấp tỉnh gồm tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương; cấp xã gồm xã, phường (trong đất liền) và đặc khu (ở hải đảo). Theo đó, bỏ ĐVHC cấp huyện và thị trấn.

Sáp nhập tỉnh sẽ giảm được bộ máy hành chính, giảm chi phí vận hành hành chính và tăng cường hiệu lực quản lý nhà nước. Ngoài ra, sẽ tận dụng tốt lợi thế vùng miền. Nếu biết cách phân bổ hợp lý, tỉnh mới có thể phát triển toàn diện cả về kinh tế và văn hoá – xã hội.

    Hỗ trợ giải đáp




    Để lại một bình luận

    Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

    Nhắn tin
    0905.366.816